Bên dưới bài đăng này, nhiều người cho hay mình đã từng gặp phải trường hợp tương tự khi đậu, đỗ xe ở phía dưới của các tòa nhà chung cư.
Một người dùng Facebook cho hay, trước đây chiếc xe ô tô của mình đã phải hứng “cơn mưa rác” khi vừa mới đỗ xe bên dưới một chung cư cao cấp ở Hạ Long. Một túi rác được cho là rơi từ tầng 18 – 19 của chung cư đã “đáp thẳng” xuống mui xe và tạo nên một “bãi chiến trường” với toàn vỏ ghẹ, đồ ăn thừa, thậm chí là cả mảnh vỡ của bát sứ.
Không chỉ vậy, phần kính lái phía trước của chiếc xe cũng bị nứt trong khi mui xe bị móp một phần.
Không ít người cũng tỏ ra đồng cảm khi đã từng rơi vào tình huống oái oăm tương tự. Nhiều người còn cho hay ô tô của mình đã từng bị “tấn công” bởi những “vật thể lạ” từ trên trời rơi xuống theo đúng nghĩa đen.
Không chỉ rác thải, những vật dụng sinh hoạt đời thường như chai thủy tinh đựng mật ong, quần áo, sách vở hay như đôi guốc trong câu chuyện ở đầu bài báo đều có thể đi qua đường cửa sổ và “hạ cánh” xuống nhiều chiếc ô tô đậu, đỗ bên dưới khiến các chủ xe “méo mặt”.
Hầu hết trong các trường hợp này, chủ xe đều phải tự bỏ tiền túi ra để sửa chữa cho xế cưng của mình. Số khác may mắn hơn được đền bù toàn bộ chi phí sửa chữa nếu ô tô có bảo hiểm vật chất.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc đậu, đỗ xe ở bên dưới các tòa nhà cao tầng hay chung cư đối với nhiều người được xem là “bài toán may rủi” hay “hên xui” khi không biết liệu rằng xe của mình có bị đồ đạc hay rác thải từ chung cư rơi xuống hay không.
Bên cạnh đó, thói quen vứt rác bừa bãi, thiếu ý thức của nhiều người dân sinh sống tại các khu vực nhà cao tầng, chung cư cũng là hành động đáng lên án và cần có những chế tài xử lí thật nghiêm khắc. Chưa bàn đến việc gây thiệt hại, hỏng hóc tài sản của người khác như làm vỡ kính, hư hỏng ô tô thì hành động này còn tiềm ẩn hiểm họa chết người.
Minh Nhật (Tổng hợp)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Năm 1957, bà dành nhiều ngày theo chủ Trường đua ngựa Phú Thọ xin 1 ngày doanh thu. Nhờ vậy, bà có số tiền vài trăm đồng, mua từ ông Trương Vĩnh Tống (con út của học giả Trương Vĩnh Ký) miếng đất rộng 6.080m2 thành lập nghĩa trang nghệ sĩ.
Rất nhiều nghệ sĩ, công nhân sân khấu chung tay với thợ khuân gạch, đẩy xe cát xây dựng nơi này. Phùng Há từng nói đi nói lại Chùa Nghệ sĩ là công sức của tất cả nghệ sĩ và công nhân sân khấu chứ không phải riêng cá nhân nào.
Sau năm 1975, Nhà nước thành lập Ban Ái hữu trực thuộc Hội Sân khấu TP.HCM, Phùng Há làm cố vấn. Với mong mỏi xây khu dưỡng lão dành cho những nghệ sĩ già yếu, bệnh tật và neo đơn, bà và các thành viên trong Ban viết đơn gửi UBND TP.HCM xin sử dụng miếng đất rộng 4.000m2 ở Quận 8.
Nhờ sự kiên trì không mệt mỏi của tập thể, ngày 7/3/1998, Khu dưỡng lão nghệ sĩ được khánh thành tại đường Âu Dương Lân (Quận 8, TP.HCM), đến nay còn nguyên ý nghĩa. Phùng Há và Ban Ái hữu lại vận động khắp nơi để hoàn thiện nội thất, ngoại cảnh cho nơi này.
Quãng thời gian hoạt động tại Hội Nghệ sĩ ái hữu tương tế, Phùng Há cùng các nghệ sĩ còn cùng nhau xây Nhà thờ Tổ sân khấu (số 133 Cô Bắc); xây dãy nhà trong hẻm đường Nguyễn Trãi cho nghệ sĩ, công nhân sân khấu khó khăn, đông con...
Sau khi hoàn thành khu dưỡng lão và nghĩa trang cho nghệ sĩ, Phùng Há từng ao ước xây một 'ký nhi viện' - nơi nhận nuôi dưỡng, giáo dục con em của nghệ sĩ nghèo hoặc mồ côi - nhưng rốt cuộc không thực hiện được.
Trong hoạt động vì cộng đồng, Phùng Há và ông bầu Xuân từng thành lập ban trợ giúp người nghèo, gặp khó khăn, các nạn nhân của thiên tai bão lụt.
Họ cùng các nghệ sĩ đi đến các vùng sâu vùng xa vừa gửi lương thực, thuốc men vừa biểu diễn văn nghệ động viên tinh thần người dân. Trong thời gian hoạt động, ban đã tổ chức khoảng 40 chuyến đi khắp đất nước.
"Đời thường, bà ngoại Bảy đem phần lớn tài sản làm từ thiện. Bà vừa lĩnh lương liền đưa hết tôi mua cho cô này 10kg gạo, chú kia vài kg", bà Thủy kể.
Ngoài ra, Phùng Há nổi tiếng với lòng bác ái. Cả đời bà nuôi dạy rất nhiều đứa trẻ gồm con chung, con riêng, con nuôi đến 7 đứa cháu (trong đó có bà Thủy). Thậm chí, NSND còn nuôi con gái của chồng cũ - Bạch công tử Phước George và vợ sau là nghệ sĩ Ngọc Sương.
Khoản tiền 700 triệu trong ngân hàng hàng chục năm trời
Theo bà Thủy, vì sống cho đời mà Phùng Há tiếng tăm lẫy lừng lại không có nhiều tài sản, có những giai đoạn phải ở nhờ nhà người khác.
Sau năm 1975, Phùng Há vì cần tiền mà bán căn nhà kỷ niệm của con gái, ở nhờ nhà người bạn thân cùng xóm. Mấy năm sau, người bạn này xuất ngoại bán lại căn nhà cho bà.
Mấy năm sau, vì áp lực kinh tế, nghệ sĩ tiếp tục bán căn nhà này, dọn vào Chùa Nghệ sĩ sống. Người quen nói bà nhiều bệnh tật không nên sống ở nơi không khí và nguồn nước độc hại, trong khi số tiền bán nhà đủ mua 1 căn nhà nhỏ.
Dù vậy, Phùng Há quyết tâm dọn vào đây để sống cạnh các đồng nghiệp một thời. Từ căn phòng 4m2, bà xin ban quản trị chùa phá dỡ, bỏ ra 18 lượng vàng xây một căn nhà nhỏ.
Bà Thủy chia sẻ, căn nhà này là tài sản duy nhất bà ngoại Bảy để lại cho mình và 2 con gái có nơi sinh sống đến nay.
Ngoài ra, sau khi trích một phần tiền bán căn nhà ở đường Trần Hưng Đạo xây nhà trong Chùa Nghệ sĩ, phần còn lại khoảng 700 triệu đồng được gửi ngân hàng hàng chục năm đến nay.
Bà Thủy cười buồn, Hội đồng gia tộc ngày xưa có ông bầu Xuân, NSƯT Nam Hùng, đạo diễn Huỳnh Nga... nay chỉ còn mình và nghệ sĩ Tô Kim Hồng (vợ Nam Hùng - con nuôi Phùng Há).
Mỗi năm, hai người lĩnh tiền lãi lo hương khói, sửa sang mộ hoặc giữ gìn nhà tư liệu của Phùng Há. "Mục tiêu của chúng tôi là gìn giữ, không làm sứt mẻ đồng nào của bà ngoại Bảy", bà nói.
Dù vậy, Tô Kim Hồng và bà Thủy đều đã lớn tuổi, bệnh tật ít nhiều nên định mời thêm ông Giỏi - em ruột cố NSƯT Nam Hùng tham gia quản lý. Bà mong khi mất, các con sẽ thay mình coi sóc khoản tiền này của bà cố.
Bà Thủy nói chưa bao giờ ngại khi nhận là cháu NSND Phùng Há. Bà thấy 'vinh dự không kể hết khi là cháu của một nghệ sĩ lừng lẫy, bác ái'.
Có người nói 'bà ngoại xây chùa mà giờ cháu chỉ là người làm công quả', bà nghe chỉ cười, đáp: "Bà tôi dạy con hay cháu đều rất kỹ nên không đứa nào lớn lên sinh lòng tham hay đố kỵ ai. Ngoài ra, ngoại xây Chùa Nghệ sĩ bằng tiền xin từ thiện chứ có phải tiền của bà đâu. Bạn buồn rầu hay để ý cái không phải của mình là hết sức bậy bạ".
" alt=""/>Khoản tiền 700 triệu nằm hàng chục năm trong ngân hàng của NSND Phùng HáHình ảnh giếng cổ Đường Lâm - Giếng sau khi bị đoàn làm phim 'hoá trang' - Giếng sau khi đoàn làm phim khắc phục hậu quả.
Dù khắc phục hậu quả nhanh chóng nhưng nhiều người cho biết màu thời gian và rêu quanh giếng thì phải hàng tháng mới trở lại như cũ vì phải chờ mưa gột rửa lớp vôi ve ngấm vào thành giếng thì rêu mới mọc được.
Trước đó, chiếc giếng cổ kế bên đình làng Mông Phụ (Làng cổ Đường Lâm, Hà Nội) bị đoàn làm phim Tết bôi trát, làm mới nhằm tạo bối cảnh trong phim được đăng tải trên mạng xã hội gây bức xúc dư luận. Để giúp giếng trông như mới được xây dựng, các thành viên trong đoàn phim đã dùng lớp vôi ve màu đỏ, bút vẽ màu đen phủ trát, tô vẽ bên ngoài bề mặt giếng.
Ông Nguyễn Đăng Thạo - Trưởng Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm sau khi nắm thông tin, chính quyền địa phương đã có mặt để xử lý. Ông Thạo cho hay, chỉ vì muốn tạo bối cảnh chiếc giếng đá ong trông như mới để hợp với bối cảnh quay phim nên đoàn làm phim đã làm như vậy. Trưởng Ban Quản lý di tích Làng cổ Đường Lâm cũng cho biết, thực tế đoàn phim chỉ mới vôi ve bên ngoài chứ không phải sơn sửa gì, có thể khắc phục bằng việc cọ rửa lại bằng nước.
Nét đặc trưng của giếng cổ Đường Lâm là miệng giếng ghép bằng những tảng đá ong sần sùi. Bên cạnh giá trị sử dụng, giếng còn mang ý nghĩa tâm linh. Hai giếng bên đình Mông Phụ, tượng trưng cho đôi mắt rồng thiêng liêng của ngôi làng. Về mặt kiến trúc, những chiếc giếng ở Đường Lâm không phải kè thành như giếng ở các vùng đất khác do loại đá dưới lòng đất rất cứng. Giếng thường rộng từ 3-5 m, sâu trên 10 m.
Theo năm tháng, đời sống vật chất của con người ngày càng được nâng cao, giếng khoan và nước máy dần dần thay thế giếng cổ. Nhiều chiếc giếng trăm tuổi ít người qua lại nên nước tù đọng, bị cây cỏ dại bao phủ.
Tình Lê
Chiếc giếng cổ kế bên đình làng Mông Phụ (Làng cổ Đường Lâm, Hà Nội) bị một đoàn làm phim sản xuất hài Tết dùng vôi ve, bút vẽ tô trát, làm mới để tạo bối cảnh.
" alt=""/>Đoàn phim hài Tết nhận thiếu sót vụ 'tô trát' giếng cổ ở Đường Lâm